menu search
face
Người Việt Nam ăn trứng vịt lộn từ khi nào? Nguồn gốc ra sao? Có một số bình luận cho rằng khi lính Philippines sang Việt Nam nên mang món trứng vịt lộn (gọi là balut) của họ sang Việt Nam, như thế có đúng không?
favorite_border 7 thích
add_commenttrả lời share chia sẻ

1 Câu trả lời

Có rất ít tài liệu ghi chép về món trứng vịt lộn ở Việt Nam. Sử liệu nước ngoài có ghi nhận sự việc:  "Năm 1822, Triều đình Minh Mạng đã chiêu đãi Đại sứ Anh, John Crawfurd món ‘trứng lộn (hatched egg) , nhưng không ghi rõ là trứng gà hay trứng vịt"  (trang 408, John Crawfurd,Journal of an Embassy from the Governor-general of India to the Courts of Siam and Cochin China: Exhibiting a View of the Actual State of Those Kingdoms, Tập 1, nxb H. Colburn and R. Bentley, 1830).

Tra cứu thêm thì ta có sách Nam Dược Thần Hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh  có ghi: “ Trứng ấp dở dang (ngày nay gọi là trứng lộn), luộc trong rượu đang sôi làm thuốc bổ rất tốt”. Sách Nam Dược Thần Hiệu là tác phẩm băng chữ Nho của danh sư Tuệ Tĩnh, soạn vào thế kỷ 14 triều nhà Trần khi ông đi sứ sang Trung Hoa thời nhà Minh (năm 1385).

Như vậy, ít nhất ở Việt Nam đã ăn trứng lộn từ thế kỷ 14.

Đặc biệt là có món “gà lộn trái vải”, tên món này được tìm thấy trong từ điển "Đại Nam Quấc âm tự vị" ông Huỳnh Tịnh Của (1885). Trứng gà ấp 21 ngày thì nở con, nếu ấp 15 ngày thì gọi lộn trái vải.

Còn ở Philippines thì họ xác nhận là Balut có nguồn gốc từ Trung Hoa và người Phi đã cải biến các phương pháp sản xuất để balut trở thành thông dụng trong nước (cần ghi nhận là người Tàu không.. thích ăn Trứng lộn, dù là gà hay vịt). Balut thành món quốc túy, theo người di dân Phi sang.. đất Mỹ..

Lịch sử ‘ăn uống’ Phi ghi là Balut đến Phi vào khoảng năm 1565 và người Phi thật sự biết balut vào khoảng 1885 (?). Theo sử gia Liu Zi Tian (Lưu Chi Điền) , viết trên Sách Kỷ yếu của Hội Từ thiện Phi-Hoa 1967 thì : Khoảng đầu thế kỷ 18 ,một di dân Trung Hoa là Lao Chuy (Lão Chùy), gốc tại Phúc Châu (Phúc Kiến) đến lập nghiệp tại Manila, lấy vợ Phi và sống tại Pateros. Ông Lao Chuy có hai con trai Andres và Juan Lao Chuy, sống bằng nghề nuôi vịt.. Lao Chuy đã ..bất ngờ khám phá ra balut khi thử ấp trứng bằng than nóng., vì bất cẩn nên trứng bị hỏng vì quá nóng; Chuy mở vỏ xem và nếm thử.. thấy ngon ? đem mời mọi người cùng thử..” Sử gia Liu ghi thêm : .. Người Tàu thích vịt quay, vịt Bắc Kinh nhưng không ‘mê’ hột vịt lộn, và người Phi mê vịt lộn lại không ham .. thịt vịt ?” (Tulay :Chinese-Filipino Digest)

Nếu như vậy, thì người Philippines còn ăn trứng lộn sau người Việt Nam. Việc lính đánh thuê Philippines sang Việt Nam khoảng năm 1966–1968 thì mãi sau này mới có. Do vậy, thông tin người Việt Nam biết ăn trứng vịt lộn từ khi người Philippines mang món balut sang Việt Nam là sai lầm.

Trong báo Tràng An báo (ngày 7/12/1945) có bài viết về cách nuôi vịt để lấy trứng có đoạn viết:

"Ấp trứng. - Trứng ấp được 15 ngày thì đem ra bán trứng lộn được. Mùa nào ấp vịt con không tốt thì nên ấp trứng lộn mà bán."

Như vậy, rõ ràng người Việt Nam đã ăn trứng lộn trước, có thể ban đầu là ăn trứng gà lộn, nhưng sau đó cũng ăn trứng vịt lộn.

favorite_border 3 thích

Mỵ Nương » Gia Chánh

Chuyên trang hỏi đáp về những việc nữ công gia chánh. Các đề tài thảo luận trong mục này bao gồm hỏi đáp về cách sử dụng, sơ chế nguyên liệu thịt cá, rau quả, hạt, trứng, sữa, hương liệu, gia vị trong nấu ăn, cách thực thiện các món ăn, cách sử dụng các thiết bị nhà bếp, thiết bị nhà hàng, dụng cụ nấu nướng như dao, kéo, máy xay, xoong nồi, dụng cụ làm bánh, tủ lạnh, tủ đông, máy rửa chén, các phương thức bảo quản thức ăn, khoa học chế biến thực phẩm cũng như những thảo luận về ý tưởng các món ăn ngon, kinh nghiệm của các đầu bếp nổi tiếng, cũng như phong cách ẩm thực trong và ngoài nước (như món ăn Hàn Quốc, món ăn Nhật Bản, món ăn Pháp, món ăn Ý, các món Tàu và nhiều nước khác). Bạn cũng có thể thảo luận về các cuốn sách về đề tài ẩm thực, chế biến các món ăn, cũng như chương trình truyền hình, kênh Youtube về đề tài nghệ thuật ẩm thực.
Trứng vịt lộn từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, là món ăn bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe. Thưởng thức món trứng vịt lộn nấu nấu canh với rau bình bát (hay còn gọi là bình bát dây, hoặc miền Bắc gọi là mảnh bát) trong những ngày hè tiết trời oi nồng, vừa ngon vừa ngọt lại vừa thanh nhiệt cho cơ thể không gì hữu hiệu cho rằng. Các bạn thử nấu một nồi canh bình bát (mảnh bát) với trứng vịt lộn để thưởng thức vị ngon thực tế của nó, [...]
Canh hột vịt lộn nấu rau bình bát (mảnh bát)
favorite_border 6 thích
comment 0
Như tiêu đề, trong công thức làm bánh tiramisu thì thấy bên nước ngoài thường đánh trứng sống. Như thế có ổn không, hay mình chiên hay xào qua?

Câu trả lời cuối:
Trong hầu hết các công thức làm bánh tiramisu truyền thống, thì thường dùng lòng đỏ trứng sống. Chúng sẽ cho nhân bánh có màu hơi vàng, vị nhạt và kết cấu dày. Nhưng trứng sống có thể có nguy cơ nhiễm [...]

favorite_border 5 thích
comment 1
Mình có những mẹo gì để tẩy các loại mùi hôi sau khi nấu ăn như mùi cá hay mùi nước mắm...

Câu trả lời cuối:
Với mùi tanh của cá, bạn chỉ cần giữ lại vỏ chanh cùng ít bã chè, trộn hai thứ đó vào với nhau, đảm bảo, tay bạn sẽ không còn chút mùi cá tanh. Khi làm bếp, nếu tay bạn có mùi khét mùi xào nấu, [...]

favorite_border 6 thích
comment 1
Chỉ đen trên mình tôm thực ra là cái gì? Và mình có ăn được không hay có phải bỏ nói đi không?

Câu trả lời cuối:
Thực chất, chỉ tôm là ruột tôm, còn thứ màu đen bên trong là phân tôm, vậy nên chỉ tôm vẫn còn tương đối bẩn. Mặc dù sợi chỉ đen của tôm có cảm giác rất không sạch nhưng sau khi nấu ở nhiệt độ cao, [...]

favorite_border 7 thích
comment 1
Mình xào thịt bò hay mình sơ chế thịt như thế nào để thịt bò mềm khi xào mà không dai cứng?

Câu trả lời cuối:
Bạn có thể lưu ý một vài điểm khi xào thịt bò: Thịt bò xắt lát mỏng, theo sớ ngang (tức là thái ngang thớ, khi đó phần sợi cơ sẽ ngắn nên không bị dai). Khi uớp thịt bò với gia vị, [...]

favorite_border 5 thích
comment 1
Bắp cải luộc có mùi hơi nồng. Mình có cách nào làm bớt mùi nồng của bắp cải không?

Câu trả lời cuối:
Khi bắp cải được nấu chín, lưu huỳnh chứa trong bắp cải tăng lên. Chính mùi lưu huỳnh này tạo ra mùi bắp cải nấu chín nồng nặc. Bạn không nên sử dụng nồi nhôm khi nấu bắp cải vì nhôm phản ứng mạnh [...]

favorite_border 5 thích
comment 1
Khi mình dùng dầu chiên thức ăn, ví dụ cá chiên xù chẳng hạn, thì nhiệt độ tối đa nên là bao nhiêu?

Câu trả lời cuối:
Chiên ngập dầu tức là nấu chín thực phẩm bằng cách nhúng ngập trong dầu nóng. Nhiệt độ lý tưởng là khoảng 176-190 ° C. Nhúng đồ ăn vào dầu ở nhiệt độ này khiến bề mặt của thực phẩm đó gần [...]

favorite_border 8 thích
comment 1
Điều gì làm nên sắc tố hồng (đỏ) trong thịt cá hồi, làm chothịt của nó có màu khác với nhiều loại cá khác?

Câu trả lời cuối:
Sắc tố màu đỏ cam làm nên màu đỏ cam hay hồng của cá hồi được gọi là astaxanthin. Astaxanthin là một sắc tố hòa tan trong lipid. Màu đỏ cam của nó là do chuỗi liên kết đôi liên hợp (xen kẽ đôi và [...]

favorite_border 14 thích
comment 1
Quả chanh mình dùng hàng ngày nấu ăn hay vắt nước tiếng Anh gọi đúng là lime hay lemon?

Câu trả lời cuối:
Ở Việt Nam, loại chanh thường dùng hàng ngày là loại chanh có vỏ mỏng, vỏ thường hai khi còn màu xanh, mặc dù nếu cứ để trên cây thì cuối cùng cũng chuyển vàng. Loại chanh này gọi là chanh ta, có tên [...]

favorite_border 8 thích
comment 1
Nhìn chung trên thị trường có hai loại gạo, một loại được đóng gói trong bịch, có thể nhìn rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng, nhưng mua về không tiết kiệm chi phí. Còn lại là gạo bán ở chợ thường bán lẻ theo kg hay yến, mua vừa túi tiền, tiết kiệm chi phí nhưng lại có nhược điểm là không có ngày sản xuất và hạn sử dụng, đặc biệt nếu không tìm hiểu kỹ rất dễ mua phải gạo cũ. Vậy làm sao mình phân biệt được gạo cũ hay mới?

Câu trả lời cuối:
Mẹo phân biệt gạo mới và gạo cũ: 1. Nhìn màu gạo Gạo mới thường có màu trong suốt hoặc màu trắng, nếu thấy gạo có màu vàng hoặc xám thì đó là gạo cũ. Chú ý rằng nhiều chủ vựa gạo cũng hiểu điều [...]

favorite_border 9 thích
comment 1

Chuyên mục Gia Chánh là nơi thảo luận và cung cấp hướng dẫn của chuyên gia về các vấn đề nấu ăn cụ thể của bạn để giúp mọi người ở mọi trình độ kỹ năng trở thành đầu bếp giỏi hơn, nâng cao hiểu biết về nấu ăn và chia sẻ kiến thức ẩm thực quý giá.

Lưu ý khi đăng câu trả lời trong mục Gia Chánh:


  • Các công thức nấu ăn dùng đơn vị đo nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, cần quy đổi sang dạng phù hợp với người Việt Nam. Ví dụ: thay vì dùng đơn vị ounce thì dùng đơn vị gram, thay vì dùng nhiệt độ F thì cần đổi sang độ C, thay vì dùng inch thì dùng đơn vị cm...
  • Khi cần, nên dùng thêm hình ảnh để người đọc dễ cảm nhận.


...