Mì ăn liền là một loại mì được chế biến sẵn, thường được bán theo từng gói hoặc cốc, ly riêng. Thành phần đặc trưng của mì bao gồm bột mì, muối và dầu cọ. Các gói hương liệu thường chứa muối, hạt nêm và bột ngọt (MSG). Mì ăn liền là loại mì đã được chế biến sẵn, đã được hấp và sấy khô. Chúng thường được ngâm trong nước nóng trước khi ăn. Phần lớn mì ăn liền chứa ít calo, chất xơ và protein, nhưng lại có nhiều chất béo, carbon hydrat, natri và một số vi chất dinh dưỡng.
Theo Dịch Vụ Sức Khỏe Gia Đình Hồng Kông, phụ nữ mang thai nên tránh ăn mì ăn liền:
Tránh thực phẩm và đồ uống có thêm chất béo và đường nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, ví dụ: nước ngọt, đồ uống có đường, bánh ngọt, bánh quy, bánh ngọt, kem, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích và mì gói.
(Nguồn: https://www.fhs.gov.hk/english/health_info/woman/20036.html )
Trên thế giới, Hàn Quốc là nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới và đã có nhiều nghiên cứu về việc ăn mì ăn liền quá nhiều.
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy ăn mì ăn liền ≥2 lần / tuần có liên quan đến tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn ở phụ nữ nhưng không thấy ở nam giới. (Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24966409/ )
Một nghiên cứu khác năm 2017 nghiên cứu tình trạng ăn mì ăn liền quá nhiều của sinh viên ở Seoul Hàn Quốc và kết luận: Kết quả cho thấy rằng ăn mì ăn liền thường xuyên (≥ 3/ tuần) có thể làm tăng các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa tim ở những sinh viên đại học có vẻ khỏe mạnh từ 18–29 tuổi. (Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5449380/ )
Việc mì ăn liền có nhiều natri cũng không phải là một điều hay vì một nghiên cứu phát hiện ra rằng giảm lượng natri tiêu thụ sẽ giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lên đến 30% (Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17449506 ).
Tóm lại, mì ăn nhiều có nhiều chất béo, carbohydrate nhưng dinh dưỡng thì ít. Vì vậy, đừng sử dụng mì gói như một thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của bạn. Hơn nữa, tiêu thụ thường xuyên có liên quan đến chất lượng chế độ ăn uống kém và tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.