menu search
face
Nếu củ đậu mọc mầm thì còn có thể ăn được không?
favorite_border 8 thích
add_commenttrả lời share chia sẻ

1 Câu trả lời

Cây củ đậu hay củ sắn nước tên khoa học là Pachyrhizus erosus (hoặc Pachyrhizus tuberosus), thuộc họ đậu. Theo từ điển Brittanicca  ( https://www.britannica.com/plant/jicama )

Mặc dù đôi khi có thể ăn được vỏ hạt non của cây, nhưng hạt, lá và thân trưởng thành có chứa rotenone, một chất hóa học được sử dụng làm thuốc trừ sâu và có độc tính cao.

Trên thư viện Y khoa Hoa Kỳ, cũng có báo cáo về trường hợp tử vong do ngộ độc rotenone ở Thái Lan do ăn phải hạt của cây củ đậu https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16241030/

Cây củ đậu cũng được khuyến cáo là chỉ ăn củ, còn những thành phần khác: Lá, thân, quả chín và hạt có thể có độc.
https://edis.ifas.ufl.edu/mv082

Phần ăn được là phần củ giàu tinh bột, được ăn sống hoặc nấu chín. Phần thịt bên trong màu trắng giòn có vị như một sự giao thoa ngon lành giữa quả dưa hấu và quả táo. Củ đậu thường được sử dụng để thay thế cho củ mã thầy trong nấu ăn phương Đông. Là một loại rau, nó rất quan trọng và phổ biến ở Mexico. Đôi khi nó được phục vụ sống với một lớp dầu ô liu, ớt bột paprika hoặc gia vị khác. Lớp vỏ nâu dai dễ bị bong tróc. Như một lời cảnh báo, chỉ ăn phần củ. Lá, thân, quả chín và hạt có thể có độc.

Củ đậu mọc mầm có nghĩa là nó đã phát triển lá non. Vì thế để an toàn tốt nhất là không nên ăn.

favorite_border 2 thích

Mỵ Nương » Gia Chánh

Chuyên trang hỏi đáp về những việc nữ công gia chánh. Các đề tài thảo luận trong mục này bao gồm hỏi đáp về cách sử dụng, sơ chế nguyên liệu thịt cá, rau quả, hạt, trứng, sữa, hương liệu, gia vị trong nấu ăn, cách thực thiện các món ăn, cách sử dụng các thiết bị nhà bếp, thiết bị nhà hàng, dụng cụ nấu nướng như dao, kéo, máy xay, xoong nồi, dụng cụ làm bánh, tủ lạnh, tủ đông, máy rửa chén, các phương thức bảo quản thức ăn, khoa học chế biến thực phẩm cũng như những thảo luận về ý tưởng các món ăn ngon, kinh nghiệm của các đầu bếp nổi tiếng, cũng như phong cách ẩm thực trong và ngoài nước (như món ăn Hàn Quốc, món ăn Nhật Bản, món ăn Pháp, món ăn Ý, các món Tàu và nhiều nước khác). Bạn cũng có thể thảo luận về các cuốn sách về đề tài ẩm thực, chế biến các món ăn, cũng như chương trình truyền hình, kênh Youtube về đề tài nghệ thuật ẩm thực.
Nếu tỏi để lâu mọc mầm thì có ăn được không hay mình phải vứt bỏ đi? Mầm tỏi có tốt không?

Câu trả lời cuối:
Mầm là dấu hiệu cho thấy tỏi bắt đầu mất hương vị, chất lượng kém đi, phần lớn là do nó tỏi để lâu hoặc tiếp xúc với quá nhiều nhiệt, ánh sáng hoặc độ ẩm. Bình thường, tỏi cần được bảo quản ở nơi khô [...]

favorite_border 7 thích
comment 1
Khi bảo quản khoai tây mà thấy khoai tây mọc mầm thì có ăn được không hay phải bỏ đi?

Câu trả lời cuối:
Khoai tây mọc mầm có chứa hàm lượng glycoalkaloid cao, có thể gây độc cho người khi ăn vào quá mức. Ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Khoai tây là [...]

favorite_border 6 thích
comment 1
Khi cà rốt mọc mầm xanh thì còn có thể ăn được không, hay phải bỏ đi?

Câu trả lời cuối:
Trước hết, cà rốt mọc mầm xanh, nghĩa là nó sinh ra lá non. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Israel năm 2019 thì lá non cây cà rốt có chứa nhiều chất methyleugenol (Nguồn: https://pubmed.ncbi. [...]

favorite_border 11 thích
comment 1
Trên củ cá rốt mọc lua tua nhiều rễ trắng thì cà rốt đó còn ăn được hay không?

Câu trả lời cuối:
Củ cà rốt thực chất là một cái rễ chính, còn các rễ trắng giống như lông là các rễ phụ. Những rễ phụ màu trắng mọc ra tự nhiên để tìm kiếm hơi ẩm. Điều này hoàn toàn bình thường và cà rốt luôn tiếp [...]

favorite_border 13 thích
comment 1
Nếu đậu phộng bị mốc thì có thể ăn được nữa không hay phải bỏ đi?

Câu trả lời cuối:
Đậu phộng hay lạc đôi khi có thể bị nhiễm một loài nấm mốc (Aspergillus flavus) tạo ra độc tố aflatoxin. Aflatoxin được tạo ra bởi Aspergillus flavus trong hạt mốc, khó phân hủy ở nhiệt độ cao thông [...]

favorite_border 9 thích
comment 1
Nếu vô tình cho trứng còn nguyên vỏ vào tủ đông, hoặc ngăn đông lạnh thì trứng đó có dùng được không?

Câu trả lời cuối:
Trứng còn vỏ không nên để đông lạnh. Nếu trứng vô tình bị đông lạnh và vỏ bị nứt trong quá trình đông lạnh, hãy bỏ trứng đó đi. Tuy nhiên, nếu trứng không bị nứt, hãy cứ tiếp tục để đông [...]

favorite_border 7 thích
comment 1
Những tua cuốn trong mớ rau bí có thể ăn được như lá bí non hay bông bí hay không?

Câu trả lời cuối:
Tua cuốn là bộ phận của các loài câu thân leo dùng để leo bám vào các vật chủ thích hợp. Các tua có thể là lá biến đổi, lá chét, đầu lá, hoặc các mấu lá hay cuống lá như hầu hết các loại cây thân [...]

favorite_border 9 thích
comment 1
Nếu như canh rong biển để qua đêm thì có ăn được không? Cách bảo quản canh rong biển qua đêm như thế nào là hợp lý?

Câu trả lời cuối:
Điều quan trọng là canh rong biển nhưng như các loại canh khác phải được nấu chín (nước phải sôi) trước khi bảo quản và sau đó được đun nóng lại trước khi dùng. Việc nấu chín trước khi bảo quản thậm [...]

favorite_border 10 thích
comment 1
Phần vỏ cứng màu nâu của trái wiki có ăn được không?

Câu trả lời cuối:
Về mặt kỹ thuật, vỏ của trái kiwi có thể ăn được, nhưng một số người không thích kết cấu lợn cợn của nó.  Vỏ kiwi là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin E và folate dồi dào. Ăn vỏ kiwi làm [...]

favorite_border 10 thích
comment 1
Cá ngừ vô cùng bổ dưỡng và là nguồn cung cấp protein, axit béo omega-3 và vitamin B tuyệt vời. Nhưng phụ nữ mang thai có thể ăn cá ngừ hay không?

Câu trả lời cuối:
Như các loại thủy hải sản khác, cá ngừ phải được nấu chín để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Nhưng với cá ngừ có một mối lo ngai khác đó là hàm lượng thủy ngân trong cá ngừ. Các quá trình tự nhiên - [...]

favorite_border 9 thích
comment 1

Chuyên mục Gia Chánh là nơi thảo luận và cung cấp hướng dẫn của chuyên gia về các vấn đề nấu ăn cụ thể của bạn để giúp mọi người ở mọi trình độ kỹ năng trở thành đầu bếp giỏi hơn, nâng cao hiểu biết về nấu ăn và chia sẻ kiến thức ẩm thực quý giá.

Lưu ý khi đăng câu trả lời trong mục Gia Chánh:


  • Các công thức nấu ăn dùng đơn vị đo nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, cần quy đổi sang dạng phù hợp với người Việt Nam. Ví dụ: thay vì dùng đơn vị ounce thì dùng đơn vị gram, thay vì dùng nhiệt độ F thì cần đổi sang độ C, thay vì dùng inch thì dùng đơn vị cm...
  • Khi cần, nên dùng thêm hình ảnh để người đọc dễ cảm nhận.


...